Những ưu và nhược điểm của gạch không nung
Khu vực yêu cầu vị trí cường độ thấp thì nó cho phép giảm lượng xi măng phối liệu để giảm giá thành, tiết kiệm chi phí.
Trong ngành nghề xây dựng hiện nay, gạch không nung đang ngày càng chiếm ưu thế, so với gạch đất nung thì nó có ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Tất nhiên, những nhược điểm của nó là không thể tránh khỏi, điều quan trọng là bạn phải nắm rõ điều đó để phát triển lợi thế của nó và tìm cách khắc phục các khuyết điểm một cách hiệu quả nhất.
Ưu điểm
Trong quá trình sản xuất gạch nung người ta không cần phải sử dụng đến đất nông nghiệp, do đó mà không ảnh hưởng đến phần diện tích đất này. Ngoài ra, nó cũng không trải qua công đoạn dùng than củi để đốt, do vậy mà tiết kiệm được nguồn nhiên liệu khá lớn, hạn chế nạn chặt phá rừng bừa bãi cũng như không gây hại đến môi trường.
Các nguyên vật liệu để sản xuất nên gạch không nung khá đa dạng và phong phú, nó đều có sẵn ở trong nước như mạt đá, cát vàng, xi măng… do vậy mà tạo ra các sản phẩm gạch block, gạch bông, gạch men khá đa dạng. Về dây chuyền sản xuất của nó tương đối gọn nhẹ, đa phần đều được tự động hóa, do vậy mà không cần phải có quá nhiều nguồn công nhân.
– Ưu điểm của gạch không nung trong xây dựng nhà cao ốc, kho tàng
Vì cường độ chịu lực của gạch không nung khá tốt, vậy nên mọi yêu cầu trong lĩnh vực này đều được đáp ứng đầy đủ, đây được xem là tính năng nổi trội của gạch không nung, tuy nhiên ở những nơi có cường độ chịu lực rất cao từ 300 – 400 kg/cm2 thì nó không đáp ứng được. Khu vực yêu cầu vị trí cường độ thấp thì nó cho phép giảm lượng xi măng phối liệu để giảm giá thành, tiết kiệm chi phí.
Không thể phủ nhận được rằng, gạch không nung có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm khá tốt, điều này phù hợp với kết cấu của từng viên gạch cũng như cấp phối vữa bê tông. So với gạch nung thì những viên gạch xây dựng này có kích thước lớn hơn khá nhiều, nó gấp 2 đến 11 lần thể tích, điều này cho phép giảm đi chi phí cho nhân công, đem lại tiến độ công trình nhanh lẹ. Chưa hết, lượng vữa dùng để xây dựng bằng gạch không nung và trát giảm đến 2.5 lần so với gạch truyền thống.
Với gạch không nung, bạn có thể tiết kiệm được thời gian, nguồn tài chính và đơn giản một vài khâu quan trọng trong quá trình xây dựng. Nếu quá trình sản xuất có sử dụng chất độn như sỏi, đá, than xỉ… thì nó cũng làm giảm đi trọng lượng một cách đáng kể, đa dạng về chủng loại, màu sắc, kích thước đồng nhất và đạt được yêu cầu về độ thẩm mỹ cao.
– Ưu điểm gạch không nung lát đường
Cũng như trên, trong trường hợp này gạch không nung lát đường có cường độ chịu lực cao, nó giúp làm giảm đi thời lượng thi công, đường và hè sau khi lát xong thì có thể sử dụng ngay được. Trong quá trình thực hiện với loại gạch này thì người lao động không cần phải trát mạch, đó chính là cách giúp tiết kiệm được vật liệu, nhân công, làm giảm thời gian thi công và thoát nước cho mặt vỉa hè cực tốt.
Nếu cần bạn có thể dễ dàng thay đổi cả về hình dáng cũng như kích thước đường, vỉa hè. Sau một thời gian thi công, những viên gạch lát đã cũ, bị vỡ… thì bạn có thể tháo ra và thay bằng những viên gạch mới một cách nhanh chóng. Cả về hình dáng lẫn màu sắc của các viên gạch này đều rất đa dạng, đem lại tính thẩm mỹ cực cao, không phụ thuộc vào vấn đề thời tiết mưa nắng.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm ở trên thì gạch không nung cũng có một vài nhược điểm, đầu tiên là do chúng sử dụng cát, đá làm nguyên liệu khiến cho nhu cầu khai thác cát, đá tăng cao. Tuy trong quá trình sản xuất và thi công ít ô nhiễm nhưng các nguyên liệu thứ phẩm của nó cũng gây ô nhiễm cao như xi măng, bột nhôm…
Dù bất kỳ loại gạch nào cũng đều có những ưu nhược điểm riêng, nhưng gạch không nung vẫn giảm thiểu được các nhược điểm và là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.
Leave a Reply